Mạng Wan là gì? Vai trò mạng diện rộng đối với doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu về các loại mạng cho doanh nghiệp, bạn bắt gặp rất nhiều lần từ mạng WAN, tuy nhiên bạn chưa hiểu Mạng WAN là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? mạng LAN và WAN khác nhau ở đâu?…

Trong bối cảnh thông tin tràn lan trên mạng, CCTV Camera sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về mạng diện rộng WAN. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

1. Mạng diện rộng (WAN) là gì?

Mạng diện rộng mạng WAN được viết tắt của các từ tiếng Anh Wide Area Network.

Mạng WAN là mạng kết nối các máy tính với các thiết bị ngoại vi  trong phạm vi lớn, lên đến một quốc gia hoặc toàn cầu, cho phép kết nối các mạng LAN ở các địa điểm địa lý khác nhau thành một hệ thống mạng duy nhất.

Mạng WAN có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

  • Kết nối các văn phòng của một công ty ở các địa điểm khác nhau
  • Kết nối các doanh nghiệp với nhau
  • Kết nối các cơ quan chính phủ với nhau
  • Kết nối các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) với nhau

2. Vai trò của mạng WAN đối với doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, mạng diện rộng WAN là một hệ thống kết nối trải rộng khắp các vùng địa lý

Do đó, mạng này đóng chức năng quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp có nhiều văn phòng, nhà máy hoặc cơ sở hạ tầng khác nhau với với những lợi ích sau:

  • Tăng cường kết nối và hợp tác

Cho phép các địa điểm kết nối các mạng văn phòng với nhau, chia sẻ tài nguyên giữa nhân viên và khách hàng, truy cập kho lưu trữ và sao lưu dữ liệu, kết nối với các ứng dụng chạy trên đám mây và lưu trữ các ứng dụng nội bộ.

Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất công việc, giảm chi phí di chuyển, đồng bộ hóa thông tin và tạo sự kết nối giữa nhân viên.

  • Tăng cường hiệu quả kinh doanh

Mạng WAN cho phép doanh nghiệp truy cập vào các ứng dụng và tài nguyên từ xa, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng mạng WAN để kết nối với các ứng dụng CRM, ERP hoặc hệ thống kho bãi từ xa.

  • Tăng cường bảo mật

Mạng WAN có thể được sử dụng để triển khai các giải pháp bảo mật như tường lửa, VPN hoặc các giải pháp quản lý truy cập.

Điều này giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng.

  • Tăng cường khả năng mở rộng

Dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khi công ty muốn phát triển quy mô hoặc thêm các địa điểm mới.

3. Phân biệt mạng LAN và mạng WAN và Internet

Cả ba loại mạng đều có nhiệm vụ kết nối các máy tính với nhau. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt về quy mô, băng thông, phương pháp quản trị và chi phí thiết lập, cụ thể:

3.1 Mạng LAN (Local Area Network):

  • Là mạng cục bộ có tốc độ cao nhưng đường truyền ngắn và chỉ có thể hoạt động trong một diện tích nhất định như văn phòng, tòa nhà, trường đại học. 
  • Mạng LAN có băng thông lớn, chạy được các ứng dụng trực tuyến được kết nối thông qua mạng. 
  • Phạm vi kết nối có giới hạn tương đối nhỏ nhưng chi phí thấp và cách thức quản trị mạng đơn giản.

3.2 Mạng WAN (Wide Area Network):

  • Là sự kết hợp giữa mạng LAN và mạng MAN thông qua vệ tinh, cáp quang hoặc cáp dây điện
  • Mạng này vừa có thể kết nối thành mạng riêng vừa có thể tạo ra những kết nối rộng lớn, bao phủ cả một quốc gia hoặc trên toàn cầu.
  • Nếu như băng thông của mạng LAN là cao nhất thì băng thông của mạng WAN lại thấp nhất nên kết nối rất yếu.
  • Khả năng truyền tín hiệu kết nối rất rộng và không bị giới hạn. Ngược lại, chi phí lắp đặt cao và cách thức quản trị mạng phức tạp

3.3 Mạng internet:

Mạng Internet là mạng WAN với quy mô toàn cầu bao gồm hàng triệu mạng máy tính được kết nối với nhau thông qua các giao thức chuẩn (như TCP/IP) để trao đổi thông tin.

4. Các kiểu kết nối mạng WAN

4.1. Thuê đường truyền từ nhà cung cấp dịch vụ

Một cách phổ biến để xây dựng mạng WAN là thuê các đường truyền viễn thông công cộng từ các nhà cung cấp dịch vụ như đường dây thuê bao từ mạng điện thoại, truyền dẫn vệ tinh…

4.2. Sử dụng công nghệ cáp quang riêng

Nhiều doanh nghiệp lớn xây dựng hạ tầng mạng cáp quang riêng trên toàn quốc hoặc toàn cầu. Việc này đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn ban đầu cho việc xây dựng, song sẽ tiết kiệm chi phí vận hành lâu dài.

4.3. Mạng riêng ảo (VPN) qua Internet

Giải pháp VPN cho phép tạo mạng WAN riêng bằng cách mã hóa và định tuyến lưu lượng truy cập qua Internet công cộng. Lợi thế là chi phí thấp, tận dụng được hạ tầng sẵn có của Internet. Nhược điểm là tốc độ và tính bảo mật chưa cao.

5. Cấu trúc mạng WAN

5.1 Thiết kế truyền thống

Với kiểu kết nối này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ cài đặt sẵn. Có nhiều kiểu thiết kế mạng WAN khác nhau dựa trên yêu cầu ứng dụng, địa lý và dịch vụ. Trong đó có 3 kiểu thiết kế mạng WAN được sử dụng nhiều nhất:

  • Cấu trúc hình sao.
  • Cấu trúc hình lưới.
  • Cấu trúc hình lưới bán phần.

5.2 Thiết kế dự phòng

Do đặc tính của mạng diện rộng là kết nối không ổn định và tốc độ thấp, việc triển khai các giải pháp dự phòng là cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính sẵn sàng và ổn định của hệ thống.

Khi xảy ra sự cố kết nối với liên kết chính, kiểu kết nối dự phòng trong mạng WAN vẫn đảm bảo giảm thời gian gián đoạn xuống tối thiểu được thiết lập qua mô hình kết nối quay số hoặc thuê kênh riêng.

6. Các dạng mạng diện rộng

Mạng diện rộng (WAN) có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số dạng phổ biến:

  • ATM (Asynchronous Transfer Mode)
  • Cable modem
  • Dial-up
  • DSL (Digital Subscriber Line)
  • Frame relay
  • ISDN
  • Leased line (Integrated Services Digital Network)
  • X.25

Ngoài ra, dựa vào phương pháp truyền thông tin, mạng diện rộng cũng có thể được chia thành 3 loại sau:

  1. Mạng chuyển mạch (Circuit Switching Network)
  2. Mạng thuê bao (Leased lines Network)
  3. Mạng chuyển gói tin (Packet Switching Network)

7. Các giao thức sử dụng trong mạng WAN

Các giao thức đường truyền phổ biến sử dụng cho mạng diện rộng bao gồm:

  1. PPP (point-to-point protocol): sử dụng cho các kết nối dialup (quay số).
  2. HDLC (high-level data link control): sử dụng cho các mạng point-to-point dành riêng.
  3. LAPD (link access procedure D channel): sử dụng cho các mạng ISDN kênh D (D Channel).
  4. LAPB (link access procedure balanced): sử dụng cho mạng chuyển mạch gói X.25.

Giao thức chủ yếu sử dụng trong mạng WAN là giao thức TCP/IP

8. Kết luận

Mạng WAN chính là cầu nối quan trọng, gắn kết các mạng LAN tại những địa điểm khác nhau tạo nên một hệ thống thông tin hoàn chỉnh và thống nhất.

Trong bài viết, CCTV Camera đã mang đến cho bạn một cái nhìn toàn diện về hệ thống mạng diện rộng – một công cụ không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện đại.

Hãy truy cập trang web https//cctvcamera.com.vn/ để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status