Xem nhanh
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, việc xây dựng và quản lý một hệ thống mạng LAN hiệu quả không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc, mà còn đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu quan trọng. Để đạt được điều này, quản trị viên cần phải nắm rõ sơ đồ hệ thống, cách thức hoạt động của các thành phần trong LAN nhằm có những giải pháp xử lý thích hợp trong trường hợp hệ thống có sự cố hoặc cần nâng cấp.
1. Mạng LAN là gì?
Mạng LAN(Local Area Network ) là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ (nhà ở, phòng làm việc, trường học, v.v…). Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác.
Một hệ thống mạng LAN tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gồm khá nhiều thành phần như là:
- Thiết bị máy chủ (server)
- Các máy trạm (client)
- Card mạng NIC (Network Interface Card)
- Cáp mạng (cable)
- Repeater
- Cầu nối (bridge)
- Bộ chuyển mạch (switch)
- Bộ định tuyến (router)
- Cổng giao tiếp (gateway)
Tác dụng lớn nhất khi lắp đặt hệ thống mạng LAN chính là giúp việc truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị được kết nối trở nên tiện lợi hơn rất nhiều lần. Không cần di chuyển, không cần copy qua một thiết bị trung gian, mạng LAN giúp bạn tiết kiệm được đáng kể thời gian, công sức. Ngoài ra, việc truyền dữ liệu thông qua hệ thống mạng LAN cũng có mức độ bảo mật, an toàn cao hơn.
2. Cấu trúc mạng LAN bao gồm:
Cấu trúc mạng doanh nghiệp được hiểu là hệ thống mạng LAN doanh nghiệp. Một sơ đồ mạng doanh nghiệp thông thường sẽ bao gồm các yếu tố cần thiết sau đây:
2.1 Mạng Internet
Doanh nghiệp có thể lựa chọn các gói cước Internet từ các nhà cung cấp dịch vụ như FPT, VNPT, Viettel,… Việc lựa chọn gói cước phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu ổn định và tránh lãng phí với những gói cước không phù hợp.
2.2 Các loại thiết bị mạng
Hệ thống mạng lan bao gồm rất nhiều thành phần, tùy thuộc vào quy mô và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, ba thành phần cơ bản mà bất kỳ mạng LAN nào cũng cần đó là modem, router và switch. Chúng đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một hệ thống mạng LAN ổn định và bảo mật.
- Modem
Modem là một thiết bị được cung cấp do nhà mạng, với chức năng chính chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện. Một Modem thông thường sẽ phát ra được Wifi và những tính năng cơ bản nhất của một router. Với các nhà mạng khác nhau sẽ có những modem hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào gia đình, doanh nghiệp bạn đang sử dụng mạng gì.
Một số modem có thể tích hợp trong router, cho phép nhiều máy tính hoặc thiết bị kết nối vào mạng LAN và truy cập Internet thông qua modem đó, giúp đơn giản hóa quá trình thiết lập mạng và cho phép các thiết bị kết nối thuận tiện.
- Router
Router là thiết bị có chức năng chuyển tiếp các gói tin trong LAN và giữa LAN với mạng ngoài. Route hoạt động như một liên kết giữa các thành phần trong mạng giúp các thiết bị trong mạng LAN kết nối với Internet và với nhau. Ngoài ra, router còn có chức năng bảo mật, cho phép quản lý truy cập và kiểm soát lưu lượng mạng.
- Switch
Switch là thiết bị chuyển mạch cho phép các máy tính và thiết bị khác trong mạng LAN giao tiếp với nhau. Nó hoạt động bằng cách chuyển tiếp dữ liệu từ một thiết bị đến thiết bị khác trên cùng một mạng như: kết nối đến router và nối đến nhiều máy tính, máy in,… Do vậy, sự hiệu quả và tốc độ của mạng LAN phụ thuộc rất nhiều vào switch.
2.3 Các thiết bị văn phòng
Ngoài modem, router và switch, một số thiết bị mạng khác thường được sử dụng trong hệ thống mạng nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm:
- Máy tính: Đây là trung tâm của mạng LAN, được sử dụng để thực hiện các tác vụ kinh doanh. Mỗi máy tính cần có một địa chỉ IP duy nhất để có thể truy cập vào mạng LAN và Internet.
- Máy in: Thiết bị này cho phép người dùng in tài liệu từ các máy tính trong mạng LAN. Máy in có thể được kết nối trực tiếp với máy tính hoặc thông qua switch.
- Máy chủ: Đây là một máy tính có khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu cho toàn bộ mạng LAN. Máy chủ cung cấp các dịch vụ như lưu trữ tập tin, chia sẻ máy in và quản lý tài nguyên mạng.
- Firewall: Firewall là một thiết bị hoặc phần mềm giúp bảo vệ mạng LAN khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Nó kiểm soát lưu lượng mạng và theo dõi các gói tin để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
3. Tổng hợp các sơ đồ mạng LAN thông dụng
Sơ đồ mạng LAN trong một doanh nghiệp có thể phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Dưới đây là hai ví dụ về sơ đồ mạng LAN trong doanh nghiệp nhỏ và lớn.
3.1 Sơ đồ mạng LAN doanh nghiệp nhỏ
Mô hình mạng doanh nghiệp này được thiết kế dành riêng cho các văn phòng hoặc công ty có ít hơn 20 người sử dụng. Hệ thống mạng LAN được xây dựng một cách đơn giản theo trình tự: Modem – Switch – Máy tính, máy in, thiết bị wifi,…
Mô hình mạng LAN nhỏ này rất dễ triển khai, thi công đơn giản và có các tính năng quản lý, xử lý sự cố cơ bản. Tuy nhiên, khi số lượng người sử dụng tăng lên, mô hình này sẽ không thể đáp ứng được tải trọng và cần thêm một số thiết bị hỗ trợ khác.
Sơ đồ trên minh họa cho một mạng LAN trong một doanh nghiệp nhỏ. Trong đó, modem kết nối với router, và router kết nối với switch. Máy tính và máy in được kết nối trực tiếp vào switch.
3.2 Sơ đồ mạng LAN doanh nghiệp lớn
Đối với doanh nghiệp lớn có quy mô từ 20 người đến hàng trăm người, sơ đồ mạng LAN sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Công ty thường áp dụng mô hình mạng nội bộ nhiều chi nhánh.
Cụ thể, có thể có nhiều tầng switch và router được triển khai để kết nối các phòng ban và vị trí khác nhau trong tòa nhà hoặc các chi nhánh khác nhau. Máy chủ và firewall được triển khai để cung cấp các dịch vụ và tăng cường bảo mật cho toàn bộ hệ thống mạng.
Sơ đồ mạng doanh nghiệp lớn thường được chia thành nhiều vùng hoạt động khác nhau như: server farm, DMZ, core, access, storage,… Trong đó:
- Server Farm: vùng dành riêng cho các server chạy mạng nội bộ, không kết nối với Internet.
- DMZ: Ngược lại với Server Farm, vùng DMZ cho phép người dùng thoải mái truy cập Internet và thực hiện các hoạt động như: gửi mail, truy cập web,…
3.3 Sơ đồ mạng LAN trong nhà
Khi lắp đặt hệ thống mạng trong nhà, bạn không những cần lựa chọn loại thiết bị, vật tư chất lượng mà còn phải có cách đi dây mạng chuẩn.
Cách đi dây mạng Internet, cách đi dây mạng LAN trong nhà có ảnh hưởng tới:
- Độ hoạt động ổn định của đường truyền mạng.
- Vấn đề thẩm mỹ. Bạn chắc chắn sẽ không muốn nhà mình có cả mớ dây lộn xộn, chằng chịt đúng không?!
- An toàn cho người sử dụng. Việc đi dây mạng không đúng kỹ thuật có thể gây chập, cháy, đứt hoặc có thể khiến bạn vấp ngã khi đi lại trong nhà.
- Đi dây mạng phải đảm bảo thuận tiện cho việc sửa chữa, thay thế hoặc đấu nối thêm vào sau này.
Xem thêm: 5 Lỗi mạng LAN thường gặp và cách khắc phục
Hiện nay có 2 phương pháp nối dây mạng phổ biến đó là nối dây mạng âm tường và nối dây mạng nổi. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, kết cấu công trình và mục đích sử dụng mà gia chủ có những cách nối khác nhau.
4. Digital – Đơn vị thiết kế, thi công hệ thống mạng lan chuyên nghiệp
Hai dạng sơ đồ mạng doanh nghiệp được minh họa ở trên chỉ mang tính chất tham khảo giúp bạn hình dung về cấu trúc mạng. Khi tiến hành lắp đặt, sẽ có những yêu cầu cụ thể được thêm vào hoặc loại bỏ, tùy thuộc vào mục đích sử dụng thực tế.
Dù là mô hình mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hay cho các tập đoàn lớn, chúng đều tuân theo những tiêu chí chung về: tốc độ truyền dữ liệu, khả năng kết nối nhanh chóng giữa các thiết bị, hệ thống quản lý chuyên dụng và bảo mật thông tin.
Các công ty, doanh nghiệp nào có nhu cầu thiết kế sơ đồ mạng doanh nghiệp hay lắp đặt hệ thống mạng LAN trong doanh nghiệp; thì hãy liên hệ với CCTV Camera. Công ty chuyên thi công, lắp đặt, sửa chữa hệ thống mạng LAN cho các công ty, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện,… uy tín trên thị trường.
Công Ty Cổ Phần Ứng Dụng Công Nghệ Kỹ Thuật Số
VP Phía Bắc: KĐT HappyLand – Số 40 LK4, Tổ 24, Thị Trấn Đông Anh, TP. Hà Nội.
VP Phía Nam: Số 625, Lê Hồng Phong, Dĩ An, Bình Dương.
Điện thoại: 03.7979.2424
Email: cctvdragon@gmail.com